Chuyện viết tin nhắn, đặc biệt là tin nhắn không dấu, có viết tắt đôi khi đã đặt teen vào những tình huống dở khóc dở cười.Nhắn tin đối với nhiều teen ngày nay đã trở thành một cách giao tiếp vô cùng quan trọng. Thậm chí nhiều teen còn xếp nó quan trọng hơn cả cách đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên, chính chuyện viết tin nhắn, đặc biệt là tin nhắn không dấu, có viết tắt đôi khi đã đặt teen vào những tình huống dở khóc dở cười.Đ- một teen boy lớp 12 ở HN, kể: “Giờ nhớ lại vẫn ớn!” Có một hôm, Đ hẹn bạn gái của mình đi xem phim. Đ và bạn gái trước đó đã thống nhất là sẽ hẹn gặp nhau ở Vincom chứ Đ không đến đón nữa vì có chút việc. Đ đến sớm, chờ mãi không thấy bạn gái đến. Đang sốt ruột thì Đ nhận được tin nhắn của bạn gái. Nội dung như sau: “E dang tren duong den. Den qua, vua nua bi mot cai xe di nguoc chieu quet vao, roi lai tac duong nua chu. May ma khong sao, a den noi chua?” Đọc tin nhắn của bạn gái, Đ cũng không lo lắng gì, cậu gửi lại tin nhắn: “Dang doi em! Den nhanh khong thi lo mat suat chieu phim day!”Nếu đọc kỹ câu cuối tin nhắn của cô bạn gái rồi đọc sang tin nhắn của Đ, ta sẽ dễ dàng hiểu tin nhắn của Đ có nội dung là “Đang đợi em! Đến nhanh không thì lỡ mất suất chiếu phim đấy!”- hoàn toàn bình thường. Ai ngờ bạn gái của Đ vừa đọc được tin nhắn đã giật nảy mình lên, gọi thẳng cho Đ: “Anh đi mà xem một mình, kệ tôi” Đ hoang mang không hiểu gì. Suốt mấy ngày Đ gọi mà bạn gái không trả lời. Mãi sau hỏi qua cô bạn thì mới té ngửa ra, hôm đó bạn gái Đ đọc tin nhắn là: “Đáng đời em! Đến nhanh không thì lỡ mất suất chiếu phim đấy!” Vốn tính trẻ con, lại vừa bị đâm xe, tắc đường nên cô bạn gái nổi giận, cho là Đ không quan tâm đến mình.trường hợp của Đ đã là éo le, nhưng cũng không bi hài như trường hợp của H, một nữ sinh trường H.L. H hay sử dụng blog, yahoo chat, di động nên cách viết một số từ đôi khi cũng bị lái theo kiểu của teen, chứ không chuẩn như thường nữa.Hôm đó, H đang học ở trường thì bị mệt, phải xin về sớm. Sau giờ học, cô bạn thân nhất của H đến nhà chơi với H, hỏi thăm xem tình hình thế nào. H cùng cô bạn cùng nằm trên giường vui vẻ nói chuyện. Cùng lúc đó, bạn trai của H gửi tin nhắn hỏi thăm: “Anh nghe noi em bi met phai ve som? Em sao roi? Co met lam khong? Dang lam j the?”Đọc tin nhắn của bạn trai, H gửi lại: “Em khoe hon roi! K sao! Dang om ty cua em!” Chắc chúng ta sau khi đọc qua tin nhắn của H cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng “ty” chính là cách viết rút gọn của “Tình yêu”- một từ rất phổ biến của teen khi gọi những người bạn mình yêu quý, bất kể trai hay gái. Ý của H là cô đang ôm cô bạn của mình. Thế nhưng bạn trai của H vốn dĩ không giỏi “teen ngữ” cho lắm. Chả hiểu nghĩ gì mà cậu bạn đọc thành “Em đang ôm ty của em” (Ty theo đúng nghĩa đen). Phần sau cậu chuyện khôi hài thế nào chắc không nói ai cũng rõ. G- một teen boy lớp 11, cũng gặp trường hợp tương tự. Chả là G vốn dĩ là một hot boy trong trường, chính xác mà nói thì cậu thuộc một hội hot boy, toàn những anh chàng cao ráo đẹp trai nhất nhì khối chơi với nhau, nên rất được “các em” để ý. Có một cô bé lớp 10 rất cá tính. Cô bé khá bạo dạn, cô nói thằng với G là thích cậu, rồi còn chủ động rủ G đi chơi.Tính tình cũng hơi nhút nhát nên G không nói gì. Cậu có gửi một tin nhắn cho người bạn, nội dung như sau: “Con be day tinh hay nhi? Bao dan nhu con trai. Nhung tao thay hoi so so the nao y”.Cậu bạn của G, một người biết khá rõ cô bé kia, chính xác mà nói thì cậu bạn này là bạn trai cũ của cô bé lớp 10. Trước đây, chính cô bé kia đã chủ động với cậu. Cậu bạn này gửi tin nhắn lại: “Uh tinh no bao ma! Ngay truoc chinh no da tung cua tao. Nhung duoc cai no cung vui tinh, tot bung lam”.Dịch ra là: “Ừ tính nó bạo mà! Ngày trước chính nó đã từng cưa tao. Nhưng được cái nó cũng vui tính, tốt bụng lắm”Tin nhắn ý là vậy thế mà G đọc thế nào thành: “uh tính nó bạo mà. Ngày trước chính nó ĐÁ TUNG của tao! Nhưng…”G đọc tin xong shock, gửi lại: “Cai j? no da tung cua may a”.“Uh chinh no da tung cua tao ma! Gio lai chuyen sang may!” Cậu bạn nhắn lại, cứ nghĩ là G hiểu tin nhắn của mình.Cả hai cứ tiếp tục những tin nhắn “bệnh tật” cho đến khi cả 2 cùng lăn ra cười khi biết từ nãy đến giờ mỗi thằng một phách.Tất nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đọc nhầm tin nhắn không dẫn đến hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng trong cả 3 câu chuyện vừa rồi, sau khi phát hiện ra mình đọc sai tin nhắn, tất cả đều chỉ phá lên cười vì những nhầm lẫn của mình.Cuộc sống của teen cũng như một bức tranh có rất nhiều màu sắc. Và nhắn tin cũng là một tông màu rất quan trọng trong bức tranh ấy. Đôi khi chính những tin nhắn bị hiểu sai lại làm cho cuộc sống của teen thêm vui vẻ, thú vị hơn.